Mới làm “Content” có nên đọc sách chuyên ngành?
Các bạn có biết việc chọn tự học một ngành nào đó điều quan trọng nhất là gì không? Có rất nhiều yếu tố để giúp việc tự học của chúng ta thành công đó là sự kỷ luật của bản thân, lộ trình học và tài liệu đọc...Như các bạn đã thấy cách mình đặt tiêu đề bài viết thì chắc hẳn bạn cũng đã đoán được phần nào về nội dung mà mình muốn chia sẻ và những câu chuyện liên quan.
Hồ Thị Hoài Quyên
Ngày 26 tháng 03 năm 2021
Hôm nay, mình lại mang đến một câu chuyện khá thú vị cho người mới bắt đầu viết content như mình. Bài viết này chỉ là câu hỏi của bản thân mình, cũng như được viết trên góc nhìn nhận, kiến thức hạn hẹp của cá nhân. Không thích xin đừng ném đá mình nhé, mình thích lắm.
Các bạn có biết việc chọn tự học một ngành nào đó điều quan trọng nhất là gì không? Có rất nhiều yếu tố để giúp việc tự học của chúng ta thành công đó là sự kỷ luật của bản thân, lộ trình học và tài liệu đọc...Như các bạn đã thấy cách mình đặt tiêu đề bài viết thì chắc hẳn bạn cũng đã đoán được phần nào về nội dung mà mình muốn chia sẻ và những câu chuyện liên quan. Với tiêu đề trên, nếu bạn từng là một newbie chính hiệu, mình chắc chắn rằng bạn cũng đã từng có câu câu hỏi giống mình như vậy.
Trước hết mình xin kể về hoàn cảnh ra đời của bài viết này: Đang lúc suy nghĩ ngày mai viết chủ đề gì, mình nhớ lại chiều hôm nay mình đã ngồi đọc được một chương sách mà không phải sách chuyên ngành. Lý do là đang trong lúc viết câu chuyện 4 thì bị lạc trôi, mình không thể ngồi viết tiếp khi đầu óc đang bay bổng, từng câu chữ cứ bị gọi là ố chề. Cho nên mình đã lôi ra một cuốn sách mà mình hay mang theo bên người để đọc. Với mình, ý nghĩa của đọc sách là lấy từ, lấy ý, rồi take notes chúng vào một quyển số thật đẹp. Ngồi ngẫm nghĩ, nhất định mình phải chuẩn bị trước một chủ đề viết cho ngày mai, vì nếu mai mới ngồi suy nghĩ thì hết ngày mất. Lúc mình nhớ khoảnh khắc đọc sách ấy và cộng với việc muốn mua một vài quyển sách chuyên ngành về bồi đắp thêm kiến thức của mình. Thế là ý tưởng ra đời.
Tất nhiên việc đọc sách là vô cùng quan trọng, vậy nên mới có một câu nói nổi tiếng để đời “sách là kho tàng tri thức nhân loại”. Chỉ một câu nói nhưng lột tả tất cả ý nghĩa. Tuy nhiên, với góc nhìn hạn hẹp của mình, đọc sách giúp mình mở mang thêm kiến thức, kinh nghiệm, bài học và ti tỉ giá trị khác. Mỗi quyển sách sẽ đem lại ý nghĩa, giá trị bài học khác nhau. Nhưng nó thật sự có giá trị khi được đọc bởi một người thật sự cần, người có thể cảm thụ từng dòng chữ, từng trang giấy hay thậm chí là bài học của nó. Tất nhiên, tác giả là người hiểu rõ nhất những điều họ viết và truyền tải là gì, cũng giống như bài viết này. Mình là người hiểu rõ những gì mình viết, vì mình viết không phải là để cho người khác đọc mà mình viết cho chính bản thân mình, có ích cho mình và mình muốn nói gì đó cho bản thân, và những cảm nhận hiện tại mình đang đối diện. Cũng giống như chúng ta, là dân content, mỗi bài viết được viết ra với một ngụ ý hay bài học nào đó mà chính mình muốn truyền tải trong một bài viết.. Mình không biết các bạn trẻ ngành khác có đọc sách chuyên ngành không, nhưng riêng ngành mình thì chắc chắn phải đọc sách thật nhiều sách. Từ cách nêu tiêu đề trên, bây giờ mình sẽ đi sâu và chi tiết hơn theo góc nhìn của mình nhé.
Với sách chuyên ngành, việc đọc sách chuyên môn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về chuyên ngành đang học, đọc nhiều sách chuyên sẽ giúp chúng sẽ tập trung chuyên sâu vào trọng điểm của ngành, giúp bạn khám ra những kiến thức, lý thuyết, công cụ mà chuyên ngành bạn đang dạy. Tất cả điều nhằm tối ưu hóa kiến thức và tích lũy kỹ năng chuyên môn Góp phần củng cố thêm kiến thức và kỹ năng chuyên ngành giúp bạn có cơ hội việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên, việc chỉ học và đọc sách chuyên ngành không thôi thì sẽ không đủ. Nếu bạn là người đi làm thì có thể bạn sẽ nhận ra kiến thức ở trường chỉ giúp ích cho công việc 5 - 10%. Cho nên việc những người không học chuyên mà có thể làm là vì vậy. Việc đọc nhiều sách chuyên ngành bạn sẽ có cảm giác như bạn đang là con robot, chỉ khư khư biết về kiến thức trong ngành mà không tập trung phát triển các kỹ năng khác như là kỹ năng mềm, kỹ năng sống…
Gợi ý những quyển sách chuyên ngành gối đầu giường dành cho dân content nhà mình. Hãy tham khảo và lựa chọn một cách có chọn lọc cho mình những quyển sách phù hợp nhé.
1. Content đúng là King
2. Content hay nói thay nước bọt
3. Từ câu sai đến câu hay
4. Hôm nay phải mở mang
Đối với sách không chuyên ngành, trong cuộc sống có hàng ngàn, hàng vạn đầu sách khác nhau như sách tâm lý, sách kỹ năng sống... Cơ mà, chúng ta không cần bàn cãi về lợi ích của sách nữa đúng không? Nếu bạn đọc nhiều chủ đề, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về thế giới xung quanh, những kiến thức đó giúp bạn nhận thức vấn đề và tìm cách giải quyết nhanh hơn người bình thường, cùng với đó bạn có thể học được những bài học kinh nghiệm quý báu của người từng trải. Và đối với ngành content như mình, việc đọc nhiều sẽ giúp mình cải thiện ngôn từ cùng với đó là phát triển tư duy hơn. Tuy nhiên, việc đọc nhiều sách mà không có chủ đích thật sự thì chỉ gây ra mất thời gian cho chúng ta. Hiệu quả của việc đọc sách nằm ở chỗ chúng ta áp dụng chúng như thế nào trong cuộc sống và chúng ta thay đổi như thế nào.
Tóm lại, sách nào cũng có giá trị riêng của nó. Đọc sách chuyên ngành sẽ giúp ta tìm hiểu kỹ về các khía cạnh, ngóc ngách của ngành hay những kinh nghiệm của người trong ngành. Còn đọc các loại sách còn lại, sẽ cho bạn bài học cuộc sống, động lực vươn lên, kinh nghiệm cuộc sống của những người đi trước. Hiện tại, mình là một dân theo ngành content, mục tiêu của mình là phát triển về ngành content cho nên mình sẽ cố gắng đọc thật nhiều sách chuyên ngành. Ở mỗi thời điểm, chúng ta sẽ chọn cho mình những đầu sách khác nhau. Giống như mình của 20s, mình thường xuyên đọc sách kỹ năng sống, nhưng càng lớn mình lại hứng thú với những đầu sách kiểu khác. Vậy đó, mỗi người có một sở thích, góc am hiểu và khám phá riêng nên việc chọn sách cũng tùy thuộc. Chúng ta không thể nói người này đúng, lựa chọn người kia là sai.
Cảm ơn bạn đã ở đây và lắng nghe câu chuyện của mình.
Bài Viết Liên Quan
Mới đây, trong lần nói chuyện với một người bạn, tên cô ấy là Sù. Cô ấy chia sẻ "Mình vẫn còn lung bung, thích bay nhảy, thích trải nghiệm thêm thứ này, thứ kia". Và nếu là mình, mình cũng sẽ làm vậy, nhưng mình đã làm những điều như vậy cách đây 2 năm rồi. Giờ đây, mình thích sống ở một nơi thật bình yên, làm công việc mình thích, ngồi viết những bản nhạc và sống với những thứ mình đang mong cầu.
Mấy hôm nay đang ngồi mày mò học viết content, mình tự hỏi làm sao để có thể tạo ra một bài viết hay? Một bài viết vừa giúp mình phát triển về kiến thức, kỹ năng vừa đem giá trị cho người khác. Là một dân content mình phải luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi các kiến thức và tư duy của bản thân.
Cũng có thể mình chưa tự tin, chưa tự tin vào khả năng của chính mình ở hiện tại, hay không muốn người khác biết đến những dòng cảm nghĩ nội tâm và thấy mình yếu lòng. Mình biết, mình chỉ mới tập tành viết, những bài viết của mình rất đơn giản và mang tính cá nhân còn nhiều. Do vậy, mình chỉ biết cố gắng, nỗ lực trau dồi cách mình viết mỗi ngày.
Giữa câu chuyện tình và tiền, bạn sẽ lựa chọn điều gì? Nếu là người sống thực dụng họ chọn cho mình cách sống riêng sống lúc nào cũng tiền tất nhiên sẽ chọn tiền ngay lập tức bởi lẽ cuộc sống này đang dần quyết định bởi tiền. Còn tôi, một đứa thích sống theo cảm xúc hơn hẳn lý trí, giữ cho mình sự mộng mơ riêng và lựa chọn tin vào hai chữ “ tình duyên”.
Sau 1 năm rưỡi, vừa làm thêm vừa học tiếng Anh cuối cùng mình quyết định không làm giáo viên nữa. Nhưng trong quá trình đó mình nhận thấy mình thích viết những câu chuyện, mình thích bài tỏ những lời mình muốn nói qua chữ viết hơn là nói. Cùng với đó, mình gặp được anh người yêu giỏi giang và vô cùng tâm lý, anh ấy cũng động viên mình theo ngành content này.
Sau 2 năm dành thời gian cho bản thân theo đuổi đam mê trở thành một giáo viên tiếng Anh, giờ đây tôi mới có chút thời gian tự do cho chính mình. Nhớ những giây phút, ngày tháng trong 2 năm đó, mình khóc lên khóc xuống cho con đường lý tưởng do chính mình đặt ra.
Tôi sống quen mùi thành phố từ đó đến nay, nhưng không thể nào bớt phai mùi lúa. Lúc còn đi học, với ví tiền sinh viên tôi chỉ dám mua những chiếc áo thun rẻ tiền ở chợ đêm mà thôi. Lúc đi làm, tôi kiếm được chút tiền để lo cho bản thân, nhưng nói đến việc mua đồ thì mình cũng không sành việc chọn lựa lắm.
Trong những ngày tập viết, mình nằm vùng khắp mọi mặt trận để nghe ngóng mấy bài viết của các ace thì thấy rằng, 9/10 bài viết điều nhắc tới cụm từ Gen Z. Vậy Gen Z có gì mà hấp dẫn như thế, hãy cùng theo chân Anna tìm hiểu về vai trò của Gen Z và tầm ảnh hưởng của thế hệ này đối với cột sống của chúng ta.
Đã rất lâu rồi mình quên mất cảm giác đi làm ở công ty như thế nào? Nào là đi làm đúng giờ, tăng ca hay deadline dí...Thời đó, mình làm thiết kế cho một startup lập trình. Công việc khá đơn giản và không yêu cầu nhiều về sự sáng tạo, nhiệm vụ cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày, đó là điểm chết trong quá trình học và làm thiết kế của mình.
Các bạn có biết việc chọn tự học một ngành nào đó điều quan trọng nhất là gì không? Có rất nhiều yếu tố để giúp việc tự học của chúng ta thành công đó là sự kỷ luật của bản thân, lộ trình học và tài liệu đọc...Như các bạn đã thấy cách mình đặt tiêu đề bài viết thì chắc hẳn bạn cũng đã đoán được phần nào về nội dung mà mình muốn chia sẻ và những câu chuyện liên quan.